Hướng dẫn chi tiết cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
04/04/2024
Viết CV xin việc sao cho ấn tượng, thu hút là thách thức lớn đối với người lao động, đặc biệt là sinh viên vừa mới ra trường. Dựa trên chủ đề này, Cổng việc làm trường Đại học Hạ Long gửi đến các bạn hướng dẫn chi tiết cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo ngay sau đây.
I. 4 bước tạo CV "nhanh - gọn" cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
Bước 1: Truy cập vào Cổng việc làm Trường Đại học Hạ Long để Tạo CV
Hoặc chọn Tạo với những mẫu nổi bật hơn để khám phá kho CV với hơn 100 mẫu phong phú, được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Bước 2: Tùy chỉnh các tiêu chí (từ khóa, địa điểm, ngành nghề, số năm kinh nghiệm, style thiết kế,...) để lựa chọn mẫu CV phù hợp.
ffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffff
Khi đã chọn được mẫu CV ưng ý, hãy ấn vào và chọn Tạo CV bằng mẫu này để bắt đầu chỉnh sửa.
Bước 3: Hoàn thiện các thông tin cơ bản trong CV. Bạn có thể tùy chọn màu sắc hoặc đổi qua mẫu khác 1 cách rất dễ dàng.
Hoàn thiện các thông tin lần lượt, lưu ý không bỏ sót các thông tin quan trọng (phương thức liên hệ, kinh nghiệm, học vấn,...). Có thể tùy chỉnh đề mục nếu cần thiết.
Bước 4: Lưu và tải CV
Sau khi làm hết các bước trên, hãy lưu và tải CV để sử dụng trong quá trình xin việc sắp tới. Lưu ý bạn nên kiểm tra thật kỹ các lỗi chính tả (nếu có) để đảm bảo CV thật chuyên nghiệp nhé.
II. Cách viết các phần chi tiết trong CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
Cấu trúc cơ bản của CV sẽ gồm tối thiểu 6 phần, cụ thể là:
1. Cách giới thiệu thông tin cá nhân
Nhiều ứng viên chưa có kinh nghiệm đã viết phần giới thiệu bản thân trong CV khá dài dòng, gây mất điểm đáng tiếc. Ở đây, bạn hãy đơn giản nêu tên, ngày sinh, địa chỉ và thông tin liên hệ là đủ. Ví dụ:
PHẠM HUYỀN DIỆP
02/02/2001
Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
0123.456.789
huyendieppham@gmail.com
2. Cách nêu mục tiêu nghề nghiệp
Đây là phần khá quan trọng trong CV nhưng lại ít ai để ý tới. Dựa vào mục tiêu nghề nghiệp trong CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tiềm năng cũng như mức độ phù hợp của bạn với doanh nghiệp và vị trí công việc.
Ở đây, bạn có thể viết ngắn gọn (khoảng 80-120 chữ) dựa vào những câu hỏi:
- Bạn đã có những kỹ năng và thành tích nổi bật gì?
- Mong muốn về công việc hiện tại của bạn là gì?
- Mục tiêu/ Dự định công việc của bạn trong tương lai là gì? (Chia ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn)
Lưu ý trong phần này là bạn cần nêu thông tin gắn liền với vị trí công việc đang ứng tuyển 1 cách rõ ràng, cụ thể. Đừng đặt những mục tiêu quá xa vời, thiếu thực tế hoặc không liên quan nhé.
3. Cách viết trình độ học vấn
Cấu trúc chung để viết phần này là: [ Tên trường - Tên chuyên ngành - Thời gian đào tạo - Xếp hạng tốt nghiệp/ Điểm GPA ].
Đây là phần thể hiện "background" của ứng viên. Trên thực tế thì thông tin về xếp hạng tốt nghiệp/ điểm GPA không bắt buộc. Nhưng nếu điểm số của bạn ấn tượng thì nên thêm vào để tạo điểm nhấn, thu hút nhà tuyển dụng nhé.
Ngoài ra bạn cũng có thể kể thêm 1 số khóa học ngắn hạn mình từng tham gia (nếu có). Lưu ý là nó phải liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.
4. Cách liệt kê kinh nghiệm làm việc
Đây có lẽ là phần "khó nhằn" nhất với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Nhưng bạn cũng đừng lo bởi các công ty/ doanh nghiệp luôn có slot dành cho thực tập sinh, nhân viên part-time.
Trong phần này, nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nêu 1 số dự án mình từng tham gia và thành tích, kinh nghiệm đạt được qua dự án đó. Hãy viết sao cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của bạn, rằng kinh nghiệm, kỹ năng bạn tích lũy được có thể phục vụ tốt cho công việc họ đang tuyển.
5. Cách sắp xếp kỹ năng chuyên môn
Phần này nên chia ra kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng sẽ là những kiến thức chuyên ngành, có thể được chứng minh qua bằng cấp, chứng chỉ. Còn kỹ năng mềm là những điều được rèn luyện ngoài thực tế như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian,...
Tùy vào ngành học cũng như vị trí công việc ứng tuyển, bạn hãy chọn ra những kỹ năng phù hợp nhất để viết vào CV nhé.
6. Cách chọn lọc các thông tin bổ sung
Bên cạnh các thông tin chính kể trên, bạn có thể bổ sung sở thích, ngoại ngữ, chứng chỉ,... nếu nhà tuyển dụng yêu cầu nhé. Hãy liệt kê chúng thật ngắn gọn, không nên chiếm quá nhiều dung lượng trong CV.
III. Một số lưu ý khi viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
Ngoài việc đảm bảo đầy đủ cấu trúc như trên, ứng viên còn cần lưu ý 1 số điểm sau:
1. Lưu ý về mặt hình thức
- CV ngắn gọn, dung lượng không quá 2 trang.
- Bố cục CV rõ ràng, không nên để quá nhiều khoảng trắng hoặc để quá dày chữ.
- Thiết kế CV tối giản, chuyên nghiệp, tránh quá màu mè.
- Kiểm tra kỹ các lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi đánh máy và chuyển định dạng CV sang PDF trước khi gửi.
2. Lưu ý về mặt nội dung
- Các thông tin đưa ra cần ngắn gọn, cô đọng, liên quan trực tiếp đến vị trí công việc đang ứng tuyển.
- Đưa thông tin 1 cách trung thực, chính xác, không nên "bịa" chỉ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Tên email và ảnh profile cần chỉn chu, chuyên nghiệp, thể hiện được sự chín chắn, trưởng thành.
Như vậy, có thể thấy việc hoàn thiện 1 bản CV chỉn chu, chuyên nghiệp là không dễ. Hi vọng những hướng dẫn, lưu ý khi viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm phía trên đã đưa đến nhiều thông tin hữu ích để quá trình xin việc của bạn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý.