Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc cụ thể, ấn tượng
04/04/2024
Nhiều người vẫn thường coi mục tiêu nghề nghiệp trong CV là phần không quan trọng. Thế nhưng thực chất, nó là nơi để nhà tuyển dụng đánh giá, xem xét định hướng của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Để xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình một cách chính xác và ghi chúng và CV, bạn hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi đưa ra ngay sau đây nhé.
I. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì
Mục tiêu nghề nghiệp là một đoạn văn ngắn gọn nêu rõ mục tiêu và ước mơ, định hướng của bạn trong sự nghiệp và trong quá trình làm việc tại nơi bạn muốn ứng tuyển. Đây là một phần quan trọng của CV hoặc hồ sơ xin việc, giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những gì bạn muốn đạt được trong công việc của mình.
II. Cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc thật ấn tượng
Trước hết, bạn cần chọn cho mình 1 mẫu CV chỉn chu, đẹp mắt. Với hơn 100 mẫu CV được tuyển chọn kỹ lưỡng, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng tìm thấy template phù hợp với mọi tiêu chí của bản thân, từ địa điểm, ngành nghề tới kinh nghiệm, phong cách.
Với mỗi phần trong mẫu CV, hệ thống sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp bạn viết CV thuận lợi hơn. Riêng với phần Mục tiêu nghề nghiệp, hãy:
1. Đưa ra mục tiêu cụ thể trong CV
Hãy mô tả cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn bạn muốn đạt được trong quá trình làm việc tại vị trí bạn muốn ứng tuyển. Đây sẽ là thông tin hàng đầu nhà tuyển dụng muốn biết, giúp bạn có được cơ hội phỏng vấn trước các ứng viên khác.
2. Thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc, hãy nêu bật chúng bằng các con số, số liệu về thành tích bạn đã đạt được trong các công việc trước. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh được bản thân, làm tăng sự tin tưởng của nhà tuyển dụng đối với CV của bạn
3. Trình bày ưu điểm và giá trị mà bản thân sẽ đóng góp cho công ty
Hãy đề cập đến những ưu điểm và giá trị đặc biệt mà bạn có thể mang lại cho công ty và môi trường làm việc. Nó không chỉ là một lời vu vơ mà còn thể hiện mối liên kết khăng khít, khẳng định cho sự gắn bó lâu năm giữa bạn với công ty và vị trí bạn muốn ứng tuyển.
III. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp
1. Tìm hiểu về bản thân
Tự đánh giá kỹ năng, sở thích, mục tiêu và giá trị cá nhân của bạn. Xác định những gì bạn đam mê, những gì bạn giỏi và những gì bạn mong muốn đạt được trong sự nghiệp.
2. Nghiên cứu về ngành nghề
Trong quá trình học, bạn hãy khám phá ngành nghề mà bạn đang theo đuổi, quan tâm và tìm hiểu về yêu cầu công việc, cơ hội phát triển, và xu hướng trong ngành đó.
Bạn có thể làm điều này thông qua việc tham khảo từ nguồn thông tin trực tuyến, đọc sách về ngành nghề, hoặc thực tập để có trải nghiệm thực tế. Thậm chí, bạn cũng có thể hỏi ý kiến từ người thầy cô, cựu sinh viên, hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực bạn quan tâm để nhận được sự tư vấn và hướng dẫn.
3. Xác định mục tiêu cụ thể:
Từ hai bước trên, hãy bắt đầu đặt ra cho mình một ước mơ, khát vọng về việc làm hoặc vị trí cụ thể dựa trên những điểm mạnh, sở thích và giá trị của bạn. Hãy cố gắng định rõ vị trí công việc hoặc ngành nghề mà bạn muốn theo đuổi và đặt ra mục tiêu trong thời gian quy định. Có hai loại mục tiêu như sau:
- Mục tiêu ngắn hạn trong công việc tập trung vào nhiệm vụ và trách nhiệm công việc cụ thể mà ứng viên dự kiến thực hiện trong thời gian làm việc dưới 12 tháng. Nó thể hiện mong muốn nghề nghiệp gần kề của ứng viên và cách ứng viên dự định đóng góp cho tổ chức trong thời gian ngắn hạn.
- Mục tiêu dài hạn trong công việc thể hiện tham vọng nghề nghiệp lâu dài của ứng viên, thường kéo dài từ 3 đến 5 năm hoặc hơn. Nó định hình lộ trình sự nghiệp của ứng viên, mục tiêu cuối cùng mà ứng viên hướng tới và cách ứng viên dự định đạt được những mục tiêu đó.
4. Thiết lập và điều chỉnh kế hoạch
Sau khi xác định được mục tiêu, bạn cần xây dựng kế hoạch cụ thể để đạt được vị trí mà bản thân mơ ước trong tương lai. Hãy trau dồi phát triển thêm các kỹ năng, tham gia vào các hoạt động liên quan đến ngành nghề, tìm kiếm cơ hội việc làm giúp phát phát triển và phát huy giá trị của chính mình.
Theo dõi và đánh giá tiến triển của bạn đối với mục tiêu nghề nghiệp. Hãy linh hoạt điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch nếu cần thiết dựa trên thực tế bạn học hỏi và trải nghiệm.
IV. Những lỗi sai thường mắc phải khi viết mục tiêu xin việc
1. Viết mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung
Mô tả một mục tiêu quá chung chung, không có định hướng ngắn hạn hoặc dài hạn, không cụ thể về vị trí hoặc ngành nghề bạn muốn theo đuổi có thể làm mất đi hứng thú của nhà tuyển dụng đối với CV của bạn.
Mục tiêu không liên quan hoặc không phù hợp với vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển cũng là một lỗi phổ biến, có thể gây ra ấn tượng tiêu cực đối với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh việc sao chép mục tiêu nghề nghiệp từ các bài mẫu trên mạng mà không chỉnh sửa để phù hợp với bản thân vì nó sẽ làm mất đi sự cá nhân hóa và chuyên nghiệp của mục tiêu.
2. Viết quá dài dòng và phức tạp
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp một cách quá dài và phức tạp có thể làm cho phần này trở nên khó hiểu và mất đi sự súc tích và rõ ràng, đồng thời cũng đánh mất đi sự kiên nhẫn, hứng thú của nhà tuyển dụng đối với CV
Khi viết CV cũng không nên sử dụng từ ngữ mơ hồ, phức tạp, làm mất đi sự rõ ràng và minh bạch của mục tiêu. Bạn chỉ cần dùng những từ ngữ chuyên ngành thật đơn giản, ngắn gọn để mô tả định hướng nghề nghiệp của mình là đủ.
3. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV không phản ánh giá trị cá nhân
Mục tiêu không phản ánh giá trị cá nhân, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn cũng là một lỗi phổ biến khiến CV của bạn trở nên kém hấp dẫn. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng mục tiêu nghề nghiệp trong CV của bạn được xây dựng dựa trên nền tảng là giá trị, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự phù hợp rõ ràng giữa bạn và công việc.
Mục tiêu nghề nghiệp là một phần đóng vai trò quan trọng trong CV xin việc, thể hiện sự tự tin và định hướng rõ ràng của ứng viên trong tương lai. Việc đặt ra mục tiêu cụ thể, chi tiết và khả thi sẽ giúp bạn tập trung vào công việc và không ngừng phát triển trong sự nghiệp của mình. Chúc bạn sớm tìm kiếm được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân và trình bày nó thật ấn tượng trong CV của mình!